Chú thích Đỗ_Anh_Vũ

  1. 1 2 3 4 5 6 7 Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 4.
  2. Tức văn bia "Cự Việt Quốc Thái úy Lý Công Thạch Bi Minh Tự".
  3. 1 2 3 4 5 6 Văn bia "Cồ Việt quốc Thái úy Lý công thạch bi minh tính tự" (瞿越國太尉李公石碑銘并序 - Văn bia về Thái úy Lý công nước Cồ Việt).
  4. Văn bia chép bà sinh thêm 2 hoàng tử vào năm 1156 và 1158.
  5. Trương Bá Ngọc (?-1135) nguyên là họ Lê, năm 1125 được thăng Lễ bộ Thị lang. Năm 1128 được thăng Thái úy, một năm sau được thăng Thái sư thì đổi lại thành họ Trương. Ông có người cháu gái được gả cho Lý Thần Tông. (Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 4).
  6. 1 2 Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 4.
  7. Phạm Công Bình là người An Lạc, phủ Tam Đái (nay là thôn An Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc), đỗ đầu khoa thi năm Giáp Thìn (1124) đời Lý Nhân Tông. Ông là người văn võ song toàn, năm 1128 được phong chức Thái úy và cử cầm quân đánh dẹp giặc Chân Lạp. Khi thắng trận trở về được phong Thái phó và ban quốc tính.
  8. Trong văn bia chép là Vân Đan.
  9. Văn bia chép là "Thượng Suy Vi".
  10. Văn bia chép là Tả Gián nghị Đại phu Lưu Cao Nhĩ.
  11. 1 2 3 4 5 6 Đại Việt sử lược, quyển 3.
  12. Theo giải thích của Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr. 134.
  13. 1 2 Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 5
  14. Cũng như Sùng Hiền hầu, Thành Quảng hầu không rõ tên thật
  15. 1 2 Dòng họ Lý Tinh Thiện ở Hàn Quốc trở về cố quốc
  16. Đền Đô và cuộc trở về cội nguồn
  17. Theo lời các làng thuộc tỉnh Hưng Yên khai các vị thần thờ trong hạt, để trả lời một cuộc điều tra của viện Bác Cổ năm 1938, thì những làng Yên Lạc và lân cận (Cao Quan) Hoàng Vân ngoại, Hoàng Vân nội, Thổ Khối, Kim Tháp (nay thuộc huyện Đông An phủ Khoái Châu kiêm lý), và Đào Xá, Tượng Cước, Bình Câu, Vũ Xá, Đề Cầu, Lôi Cầu (thuộc Kim Động) đều khai tên thần mình là Đức thánh Lác và tên là Đỗ Anh Vũ.